- Thừa cân, yếu tố di truyền, trên 35 tuổi… là những nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Hơn 50% phụ nữ mắc tiểu đường khi mang thai sẽ phát triển thành tiểu đường type 2, những đứa trẻ có mẹ bị tiểu đường khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, còi xương, nhiễm trùng đường hô hấp…
- Thời kỳ mang thai không chỉ là “9 tháng mang nặng” mà còn là khoảng thời gian có những biến đổi đặc biệt trong cơ thể người mẹ. Một trong số đó là tăng khả năng kháng insulin (hormone của tuyến tụy có tác dụng hạ đường huyết) và cơ chế có thể là do các hormone được tăng tiết trong thai kỳ là progesterone và cortisol.
- Lactogen ở nhau thai, prolactin (kích thích tiết sữa) và estradiol cũng góp phần làm giảm nhạy cảm với insulin. Nếu thời kỳ đặc biệt này được phát triển cùng các yếu tố thời cơ như: thừa cân, yếu tố di truyền, mẹ trên 35 tuổi, em bé trước nặng hơn 4kg khi sinh,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thành tiểu đường thai kỳ.
Hạt macca cao cấp Úc 1kg (Loại 1 mùa mới)
360,000 ₫ 330,000 ₫
- Ngoài ra, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ có những quan niệm sai lầm như ăn càng nhiều càng tốt cho con, trẻ sinh ra càng nặng càng tốt… cũng là nguyên nhân cho những chế độ dinh dưỡng không tốt cho thời kỳ mang thai mà có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
- Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người mẹ khi mang thai bị tiểu đường là tiền đề cho những hậu quả như sinh non, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường… hơn 50% các bà mẹ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2. Và theo nghiên cứu của các nhà khoa học Australia thì những thai phụ mắc bệnh tiểu đường có liên quan thiếu hụt vitamin D và hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ sau này.
- Trong 147 thai phụ bị tiểu đường (đã loại trừ trường hợp bị tiểu đường trước khi mang thai) tham gia nghiên cứu thì có tới 41% bị thiếu hụt vitamin D. Mặt khác, thiếu vitamin D ở mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái xương của thai nhi từ 19 tuần tuổi thai. Trẻ được sinh do mẹ thiếu vitamin D có dấu hiệu thiếu hụt khoáng trong xương tới 11% ở tuần tuổi thứ 9 và là tiền đề cho bệnh loãng xương sau này. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin D ở mẹ có liên quan đến một số rối loạn tâm thần, rối loạn đường hô hấp ở trẻ.
- Các nhà khoa học cũng tìm thấy rằng ở người lớn vitamin D (tồn tại trong huyết thanh dạng 25- hydroxyvitamin D) tỷ lệ nghịch với nồng độ glucose trong máu lúc đói và tăng độ nhạy cảm của insulin. Từ đây các nhà khoa học khuyên nên bổ sung vitamin D để tăng độ nhảy cảm insulin trong điều trị tiểu đường.
- Như vậy để chuẩn bị tốt cho cuộc sống của trẻ sau này, các bà mẹ nên hạn chế các yếu tố nguy cơ, lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai để tránh bị tiểu đường thai kỳ. Với những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc đã mắc tiểu đường thai kỳ nên bổ sung vitamin D với liều lượng từ khoảng 1000 – 2000 IU một ngày (theo khuyến cáo của GS. Bruce W Hollis, khoa nhi trường Đại học Nam Carolina, liều 4000 IU vitamin D hàng ngày được chứng minh là an toàn trong thai kỳ) để làm giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng.
Thanh Hường
(CTV angi.com.vn)