Mô tả sản phẩm
ĐỐI TƯỢNG KHUYÊN DÙNG
- Phụ nữ mang thai và trẻ em
- Người có bệnh tim mạch, tiểu đường và mạn tính
- Người lớn tuổi cần bổ sung khoáng chất
- Người có hệ tiêu hóa không tốt
- Vận động viên bổ sung vi chất
NHO NGUYÊN CÀNH ÚC
Khi nho chín người ta dùng máy cắt các cành của chúng và để cho chúng tự khô trên dưới nhiệt độ khoảng 40ºC trong 1 tháng thì sẽ có được Nho nguyên cành ÚC ngon đúng điệu
Nho nguyên cành ÚC có vị ngọt thanh mát, không gia vị, không gắt như nho sấy bình thường. Ngoài ra nho khô nguyên cành ÚC giữ lại hầu như toàn bộ hàm lượng dinh dưỡng, cũng như chất khoáng bên trong quả, do không có sự can thiệp nhiệt độ cao (nguyên nhân làm mất hàm lượng dinh dưỡng) nên rất phù hợp cho phụ nữ mang thai, trẻ em….
Nho nguyên cành úc là loại nho rất ngon và bổ dưỡng nên đặc biệt tốt cho bà bầu, người tim mạch, tiểu đường…
I. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
II. CÔNG DỤNG CHỦ YẾU
Nho nguyên cành ÚC là món ăn có giá trị từ lâu và được ghi nhận trong lịch sử. Người thời cổ xem nho khô như quà tặng của thượng đế nên dùng món này làm vật trang sức, thậm chí khắc hình nho khô trên vách đá hang động. Theo truyền thuyết ở Trung Đông, từ nhiều nghìn năm trước công nguyên, người Do Thái đã dùng nho khô nộp thuế.
1. Chống bệnh tim mạch và huyết áp hiệu quả
Nho nguyên cành ÚC là thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh mạch vành và là thuốc cho người bị cao huyết áp. Do trong nho khô có chứa chất lợi tiểu và bổ sung Kali giúp giảm bệnh tim mạch hiệu quả.
Những người từ độ tuổi 40 trở lên nên thường ăn nho khô để ổn định huyết áp. Đặc biệt, nho khô được cho thực phẩm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim và hữu ích trong nỗ lực giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
Theo kết quả một công trình nghiên cứu ở Mỹ, sau một tháng áp dụng ăn nho khô lượng LDL trong máu giảm đáng kể trên số bệnh nhân có 80 – 100g nho khô mỗi ngày trong khẩu phần.
2. Nho khô tốt cho phụ nữ mang thai
Đối với thai nhi thì trong Nho nguyên cành ÚC có chứa lượng acid folic cao nên có thể giúp thai nhi không bị khuyết tật ống thần kinh ở giai đoạn hình thành não bộ.
Nho nguyên cành ÚC còn chứa lượng vitamin B cao giúp kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi được tốt hơn. Trong đó nho khô chứa lượng Photphos cao giúp duy trì hệ thống gene tốt hơn vì photphos là thành phần của acid nuleic.
Còn đối với mẹ thì nho giúp giảm tình trạng bị chuột rút do cung cấp lượng magie cao làm cho hệ thống cơ cũng như máu lưu thông ổn định.
Vitamin E và vitamin K trong nho khô giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Vì thế nếu mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 1 ít nho khô sẽ chống được mệt mỏi và có lợi cho người mẹ trước cơn chuyển dạ.
Nho nguyên cành ÚC có hàm lượng chất sắt cao giúp bổ khí huyết, có thể ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu và phù thũng. Nho khô thường rất ngon miệng nhưng bà bầu không nên ăn nhiều, đặc biệt là bà bầu tăng cân nhiều hoặc bị bệnh tiểu đường
Nho nguyên cành ÚC còn là nguồn giàu chất sắt giúp những người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh… nên chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì trông cậy vào thịt, gan rồi khó tránh trục trặc với mỡ máu.
3. Trị táo bón và đường ruột
Nho nguyên cành ÚC chứa nhiều chất xơ nên là món ăn công hiệu cho người bị táo bón và bệnh trĩ. Cũng nhờ tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên nho khô gián tiếp hạ cholestero. Nho khô có thể chữa táo bón cho trẻ em bằng phương pháp bỏ một vài quả nho khô vào một cốc nước lọc và để qua đêm chờ nho nở ra thì lấy nho, ép lấy nước cốt khoảng vai ba muỗng cà phê nước cốt. Cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng để đi tiêu dễ dàng. Đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé táo bón kể cả những trường hợp bị táo bón mãn tính.
Sau khi ăn, chất xơ trong nho khô sẽ nở ra khi hấp thụ nước, do đó sẽ có tác dụng nhuận tràng và giúp giảm nguy cơ táo bón. Thường xuyên ăn nho khô sẽ giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi, đồng thời chất xơ trong nho còn giúp quét các độc tố và các hóa chất gây hại ra khỏi cơ thể.
4. Chống sâu răng và bảo vệ nướu
Nho khô nguyên cành ÚC có thể giúp loại bỏ các mẩu thực phẩm kẹt trong răng vì trong nó có 5 chất có trong loại nho khô không hạt Thompson có khả năng kháng vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu là oleanolic acid, oleanolic aldehyde, betulin, betulinic acid và 5-(hydroxy methyl)-2-furfural.
Đáng kể nhất là chất oleanolic acid, với khả năng hãm đà tăng trưởng của một loại vi khuẩn có thể gây sâu răng và một loại vi khuẩn khác gây bệnh nướu. Đồng thời có thể ngăn chặn các vi khuẩn bám trên bề mặt, vì thế hạn chế sự hình thành bựa răng.
KHUYẾN CÁO:
Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá, bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu…
Những thai phụ bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi sử dụng các loại mứt nho không nguồn gốc, đặc biệt là xuất xứ từ Trung Quốc.